08/03 QUỐC TẾ PHỤ NỮ CÙNG BÀN VỀ CHỮ "𝗧𝗛𝗜̣" 
 
Lẵng hoa tươi thắm được các hotboy công ty mang tặng
 
Cùng các bác mạn đàm chữ "thị" trong tên đệm của người phụ nữ Việt Nam 
Ngày nay hầu hết các cô gái được bố mẹ đặt tên mà có chữ "𝗧𝗛𝗜̣" đều cảm thấy không hài lòng, vì cảm thấy đó là một từ không đẹp. Vậy cớ làm sao mà nữ thì nhất định phải có chữ “Thị”?
Tên đệm "Thị" trong tiếng Việt Nam là một phần của họ tên của phụ nữ. Tuy nhiên, không có một nguồn chính thức nào giải thích rõ ràng về nguồn gốc và ý nghĩa của từ "Thị". Có một số giải thích như sau:
- Một số nhà nghiên cứu cho rằng, từ "Thị" có thể xuất phát từ tiếng Trung Quốc, trong đó "Shi" (詩) có nghĩa là thơ. Vì phụ nữ được coi là phái đẹp là nguồn cảm hứng cho thi, ca nên được gọi như kiểu "nàng thơ". Khi được dịch sang tiếng Việt, từ "Shi" được đọc là "Thi", và sau đó trở thành "Thị" trong họ tên của phụ nữ.
- Cũng có ý kiến cho rằng chữ "Thị" có thể liên quan đến khái niệm "thị phi", tức là những lời đồn đại hoặc những chuyện phiếm mà phụ nữ thường bị liên tưởng đến. Từ này sau đó trở thành một phần của họ tên để phân biệt với tên riêng của người đó.
 
 
Phân tích của tác giả:
- Tên họ trong lịch sử lâu đời của người Bách Việt mà cụ thể là 2 bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt thì tên đều có 2 chữ như: Lộc Tục và Thần Long sinh con trai là Sùng Lãm lấy bà Âu Cơ (con của Đế Lai) và sinh ra con trai cả là HÙNG ĐOÀN (đền Hùng chính là thờ ông này và bên cạnh có mộ ông nội Vua Hùng là Kinh Dương Vương - Lộc Tục). Tiếp theo các đời sau này như Thục Phán, Triệu Đà, Trọng Thủy, Ngọc Hoa hay gần hơn như Trứng Trắc, Trưng Nhị... đều chỉ có hai chữ và không có chữ đệm.
Và sau đó chúng ta chịu 1000 năm Bắc thuộc nên rất nhiều văn hóa của người Hán ảnh hưởng đến chúng ta.
Người Việt hình thành chữ đệm "Văn" cho con trai và chữ đệm "thị" cho con gái. Tác giả sẽ phân tích chữ "Văn" ở bài khác. Trong bài này chúng ta cùng bàn về chữ "thị".
Về người Hán không có công thức đặt tên cố định như người Việt nêu trên, vì vậy có thể khẳng định là không phải chúng ta học theo họ.
Nhưng chữ "thị" trong tên đệm của người Việt thì lại có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng với cái nghĩa là khi một người con gái lấy chồng người ta sẽ gắn chữ "thị" + "họ chồng" để gọi cho cô gái đó. Ví dụ lấy người họ Lý thì cô gái đó gọi là Thị Lý - vợ của ông họ Lý hay cố gái nhà họ Lý. Điều này tương đồng khi người Pháp đô hộ thì họ gọi phụ nữ có chồng là Madam. Khả năng mượn từ của người Việt rất phong phú và linh hoạt, cuối cùng bị đồng hóa thành tiếng Việt.
Trong trường hợp này chữ “thị Lý” người dân thường ở các vùng miền Việt Nam gọi là “mụ Lý” – cách gọi này không hay và không sang nên khi tiếng Hán du nhập cũng như trường hợp tiếng Anh và Pháp sau này. Nên người Việt cũng chuyển sang gọi “Thị Lý” như người Hán khoảng thế kỷ thứ 5. Sau này vào khoảng thế kỷ 10 khi chữ Nôm hình thành thì các quy định về tên gọi cũng được quy định cụ thể cho Nam và Nữ đối với dân thường phải có “văn” cho nam và “thị” cho nữ. Riêng tầng lớp quan lại quý tộc thì không phải theo.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến ngày này phụ nữ không thích có chữ đệm “thị” vì bản chất là nó không được “quý tộc”.
Một vài lý giải góp phần làm rõ các luận điểm còn tranh cãi, mong nhận được thêm các trao đổi từ bạn đọc!