Chúng ta đã biết đến các thế hệ khác nhau của chất tẩy rửa trải qua một lịch sử 3000 năm từ thế hệ thứ nhất là tro trộn với mỡ - bánh xà phòng, cho đến thế hệ thứ 2 được phát triển từ đầu thế kỷ 20 và đang được sử dụng cho đến ngày nay là các HOÁ CHẤT TỔNG HỢP. Do ưu điểm là tiện dụng và khả năng làm sạch cao nên Hoá chất tổng hợp nhanh chóng phát triển chiếm lĩnh toàn bộ thị trường tẩy rửa. Tuy nhiên sau gần 100 năm sử dụng nó bắt đầu bộc lộ nhiều vấn đền nguy hại đến sức khoẻ và môi trường, khiến chúng ta cần phải xem xét, nghiên cứu ra các loại chất tẩy rửa an toàn hơn.

Trong bối cảnh đó thì thế hệ chất tẩy rửa thứ 3 ra đời là các chất tẩy rửa hữu cơ được chiết xuất từ thực vật và chất tẩy rửa sinh học được tạo ra từ các thực thể sống dạng protein. Trong đó điển hình là dòng chất tẩy rửa Enzyme Hữu cơ và Enzyme Sinh học đang được Viện SIIEE mà đứng đầu nhóm nghiên cứu là Tiến sĩ Trịnh Xuân Đức cho ra hàng loạt các sản phẩm trong thời gian gần đây.

Vào những năm 2019 lần đầu tiên trên thị trường Việt Nam xuất hiện các thế hệ chất tẩy rửa Enzyme Hữu cơ được công bố với các chất làm sạch không phải từ Hoá chất tổng hợp mà bằng các Enzyme hữu cơ. Đó là các enzyme amylase, lipase, protease, cellulase, lactase được chiết xuất từ mía, dức, đu đủ, mal mạch, sắn, ngô…

Tiếp theo các nghiên cứu từ enzyme đến năm 2022 viện SIIEE đã hoàn thành việc sử dụng các loại enzyme trên nhưng được chiết xuất từ động vật, vi khuẩn để biến thành chất tẩy rửa với giá thành tốt hơn cho người tiêu dùng mà vẫn đem lại sự an toàn sức khoẻ và môi trường. Bộ công thức chất tẩy rửa enyme sinh học đã thành công.

Trước những phát triển vượt bậc của thế giới về công nghệ enzyme từ làm thuộc, làm nguyên liệu y học, công nghiệp, thức ăn, đồ uống và bây giờ là chất tẩy rửa Botanic Enzyme được phát triển bởi tiến sĩ Trịnh Xuân Đức ở Việt Nam. Người tiên phong cho việc nghiên cứu ứng dụng enzyme vào cuộc sống hàng ngày nhằm đem lại “Cuộc sống Xanh” cho toàn bộ người dân Việt Nam.

Có rất nhiều thắc mắc của người tiêu dùng về enzyme như enzyme là gì? Chất tẩy rửa enzyme là gì? Khác với chất tẩy rửa hoá chất tổng hợp chỗ nào? Chất tẩy rửa enzyme có sạch không? Enzyme có độc với người dùng và môi trường không?

Trong bài viết này tôi cũng toám tắt các câu trả lời trên, từ cuộc trao đổi phỏng vấn với tiến sĩ Trịnh Xuân Đức như sau:

  1. Enzyme là gì? Đây là chất xúc tác sinh học có trong tất cả các cơ thể sống nó làm tăng phản ứng phân giải lên gấp hàng triệu lần. Có khoảng 5000 loại enzyme khác nhau trong cơ thể người và mỗi loại chỉ làm phân huỷ một dạng chất như tinh bột, dầu, mỡ, máu, đạm, mồi hôi….
  2. Sự khác biệt giữa chất tẩy rửa enzyme so với chất tẩy rửa hoá chất tổng hợp là Enzyme thì phần huỷ chất bẩn trên quần áo thành chất không bẩn, còn hoá chất tổng hợp nhờ sức căng của bọt bong bóng để nhấc chất bẩn trên quần áo đẩy ra ngoài, kiểu mang chất bẩn từ chỗ này chuyển sang chỗ khác. 
  3. Hoá chất tổng hợp có độc hại không? Như chúng ta đã biết thì các loại chất tẩy rửa là hoá chất độc hại vì trong quá trình sản xuất thường tạo ra các phản ứng phụ tạo ra chất độc hại 1,4Dioxin, 1,4 Dioxan có thể gây ung thư. Bản thân các chất hoạt động bề mặt là Hoá chất tổng hợp khi tiếp xúc với cơ thể người trên da nó hút nước tế bào của da gây hiện tượng khát tế bào dẫn đến chết tế bào gây nứt nẻ, khô da. Đặc biệt với một số người có cơ địa nhậy cảm nó sẽ co đó là chất độc dẫn đến các phản ứng từ hệ miễn dịch gây mẩn ngứa, dị ứng… Chưa hết trong hầu hết các chất tẩy rửa tồng hợp đều dùng mùi thơm từ các dẫn xuất benzen trong dầu mỏ, đây là các chất tiền ung thư, vì vậy chất tẩy rửa CÀNG THƠM CÀNG ĐỘC HẠI. Thêm nữa để lôi cuốn người mua, cũng như che dấu các phần lỗi của dịch sản phẩm người ta sử dụng mầu công nghiệp để pha vào. Các loại mầu này được chiết tách từ than đá cũng là các gốc hoá chất độc hại và không thể phân huỷ khi vào trong cơ thể, cuối cùng cũng dẫn đến ung thư. Đặc biệt nguy hại cho các gia đình Việt Nam đang sử dụng các chai nước rửa bát 100% hoá chất độc hại nêu trên, đó cũng là lý do mà tỷ lệ mắc bệnh về tiêu hoá của chúng ta ngày càng cao. Còn nguy hiểm hơn cho các gia đình sử dụng viêc rửa bát cho máy rửa bát, vì trong thành phần của các viên rửa bát này có Cồn Ethoxylate, phốt phát làm bóng bát, silicat làm sạch bát các chất này đều được khuyến cáo cấm ở Châu Âu.
  4. Enzyme có độc không? Như đã trình bày ở trên cơ thể người có rất nhiều enzyme khác nhau nên các tế bào có cơ chế bảo vệ và không có bất kỳ phản ứng nào với các loại enzyme nêu trên. Nó TUYỆT ĐỐI AN TOÀN CHO SỨC KHOẺ. Hơn nữa các loại enzyme protease có khả năng tiêu diệt vi rut1, vi khuẩn có trong quần áo, khiến cho quần áo không bị hôi. Các enzyme cũng không tấn công các sợi vải mà enzyme cellulase còn giúp bảo vệ sợi vải bền hơn, mềm hơn.
  5. Có ô nhiễm môi trường không? Các hoá chất tổng hợp luôn là vấn nạn với môi trường và động vật thuỷ sinh. Các chất này làm chết cá, ức chế và gây bệnh cho cá. Nó còn làm chết thực vật và thực vật thuỷ sinh, làm ô nhiễm môi trường nước, khí, đất…. Còn Enzyme nó giúp làm sạch chất bẩn khi thải vào môi trường nó tiếp tục quá trình làm sạch môi trường đất, nước, khí và nó an toàn cho động, thực vật thuỷ sinh.

Việc thay đổi thói quen người tiêu dùng là vô cùng khó khăn và phải mất nhiều thời gian nữa để họ nhận ra các giá trị mà enzyme mang lại cho cuộc sống hàng ngày, không phải chỉ từ chất tẩy rửa mà còn nhiều các ứng dụng khác trong cuộc sống. Tuy nhiên Viện SIIEE vẫn kiên trì làm tiên phong cho phong trào từ bỏ hoá chất tổng hợp để tạo ra các sản phẩm tẩy rửa an toàn từ enzyme.

Đất nước đang phát triển, còn người càng hiểu biết và sẽ tìm đến cuộc sống xanh, cuộc sống an toàn và cân bằng với thiên nhiên. Chúng tôi tin tưởng, một ngày không xa nữa thế hệ chất tẩy rửa thứ 3 từ Enzyme sẽ thay thế cho hoá chất độc hại.

Tác giả: Trịnh Xuân Đức, CN Trần Thị Như Phương